Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Những việc bạn không nên làm cùng lúc khi học

Do bận rộn thế nào trong suốt những năm đại học của bạn, bạn rất muốn làm nhiều việc cùng lúc để tiết kiệm thời gian. Thật không may, làm nhiều việc cùng một lúc đôi khi lợi bất cập hại.

1. Vừa học vừa “tám” chuyện với bạn

Bạn nghĩ rằng bạn có thể vừa học tập vừa trò chuyện, tâm sự, trêu đùa với “chiến hữu” của mình. Có một số người cho rằng mình sẽ học, hiểu và lưu giữ thông tin tốt hơn khi nghe một số loại tiếng ồn (?!) Nhưng có một sự khác biệt khá lớn giữa nhạc nền và sự xao nhãng ngoại cảnh. Bạn sẽ nói chuyện nhiều hơn với bạn bè thay vì học bài. Bạn không thể làm bài tập về nhà, đọc sách, nghiên cứu... khi bị phân tâm. 


2. Vừa học vừa lướt mạng xã hội

 Phương tiện truyền thông xã hội có thể được sử dụng một cách thông minh để liên lạc, thu thập thông tin. Nhưng nhìn chằm chằm vào màn hình để chờ những cập nhật và bình luận của bạn bè, sau đó lại mở phần bài tập trong phần Word, Excel hay Powerpoint của bạn thì là một ý kiến tồi tệ. Hãy lướt mạng xã hội sau khi mọi công việc và bài tập đã được hoàn thành. 

3. Vừa học vừa làm việc riêng

Việc mang máy tính xách tay, hay điện thoại thông minh để tải phim, lướt web trong lớp là một việc làm phản tác dụng. Bạn có thể ngồi trong lớp, nhưng chưa chắc bạn đã học. Một cách khác để giờ học bớt nhàm chán hơn đó là trao đổi bài giảng với thầy cô, sinh viên khác hoặc ghi chép những gì mà bạn thấy thú vị vào trong sổ tay của bạn. 


4. Học môn này, nghĩ đến môn kia

Bạn đang làm bài tập ở một môn mà bạn cứ nghĩ mãi về khó khăn khi làm bài tập ở một môn học khác và bạn quyết định hoãn môn này lại để làm bài tập môn kia. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các bạn sinh viên. Sự trì hoãn sẽ khiến bạn không thể hoàn thành được bất cứ nhiệm vụ nào. Hãy làm việc theo kế hoạch và theo phương châm “làm đâu gọn đấy”.

5. Vừa học vừa giúp đỡ những bạn khác

Có thể bạn rất sẵn sàng giúp đỡ những người bạn khác với những môn học bạn cho là “sở trường”.  Bạn đang cố gắng vừa làm việc của mình, vừa cố gắng giúp đỡ người khác, tuy nhiên đây không phải là ý kiến hay. Bạn đang cố gắng để làm nhiệm vụ của riêng bạn (ví dụ: đọc) và đáp ứng nhu cầu của người khác (ví dụ: giải một bài tập), bạn sẽ cảm thấy rối trí và mất nhiều thời gian hơn để giải quyết vấn đề. Hãy giải quyết từng vấn đề một và bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều. 

 

Kinh nghiệm đi dạy gia sư lần đầu cho các bạn sinh viên

Gia sư hiện nay đang là nghề hot của "Các bạn sinh viên". Nếu những ai học giỏi, cảm thấy mình có thể truyền đạt lại kiến thức cho học trò một cách dễ hiểu thì có thể chọn nghề gia sư làm thêm để có thêm thu nhập, một phần đỡ đần được bố mẹ, một phần có tiền để chi trả cho những khoản lặt vặt của bản thân. Nghề gia sư dùng chất xám nên không mệt mỏi mà lương lại cao. Những ai đi làm gia sư chắc chắn buổi đầu tiên dạy sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Để giúp bạn không còn cảm thấy lo lắng thì chúng tôi sẽ đưa ra những kinh nghiệm đi dạy gia sư lần đầu cho các bạn sinh viên.

1. Trang phục, tác phong

Vẻ bề ngoài là những gì gia đình bên thuê gia sư nhìn thấy đầu tiên, vì thế trong buổi đầu đi dạy gia sư, bạn chưa thể biết cách sống của gia đình đó như thế nào nên bạn cần phải chú ý đến trang phục. Bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự, ưa nhìn. Trẻ em thường thích những người dễ ưa, không khó tính, mặt không đăm đăm mà phải luôn tươi cười.
Một trong những kinh nghiệm đi dạy gia sư là bên cạnh trang phục, bạn cần phải có một tác phong nghiêm túc, tự tin.

2. Cách nói chuyện với phụ huynh

Buổi đầu dạy gia sư chắc chắn bạn sẽ được nói chuyện với phụ huynh để biết qua về tình hình học của bé. Khi nói chuyện với phụ huynh bạn hãy thể hiện mình là người nghiêm túc, tự tin, hãy trả lời những câu hỏi của phụ huynh một cách rõ ràng, không tỏ ra rụt rẻ, nhút nhát.
Kinh nghiệm đi gia sư lần đầu cho bạn là bạn tuyệt đối không được hỏi phụ huynh là “cháu phải dạy cho bé như thế nào?” ” Dạy từ đầu hay dạy tiếp chương trình”… nếu bạn hỏi như thế, phụ huynh sẽ cho rằng bạn không biết cách đánh giá năng lực của học sinh và không có nhiều kiến thức giảng dạy. Vì thế, thay vì hỏi như vậy bạn hãy trao đổi với phụ huynh về phương pháp dạy, xác định rõ mục tiêu phấn đấu.

3. Cách nói chuyện với học sinh

Trẻ em thường yêu thích những người vui tính, cởi mở, dễ nói chuyện nên khi bắt chuyện với học sinh bạn hãy tạo cảm giác thật thoải mái cho học trò của mình, không được cho rằng mình là thầy giáo thì muốn quạt mắng hay làm gì với học trò cũng được. Bạn cần phải nắm bắt được tâm lý của trẻ, như thế mới dễ nói chuyện với trẻ. Buổi đầu đi dạy gia sư bạn hãy cứ nhẹ nhàng, nói chuyện với học trò một cách thoải mái tạo cảm giác gần gũi với học trò để tạo thiện cảm. Cảm nhận đầu tiên thực sự rất quan trọng, vì thế nếu bạn để lại ấn tượng tốt ngay trong buổi gặp đầu tiên thì có thể sẽ được phụ huynh và học sinh yêu quý.

4. Phương pháp dạy học

Học sinh có rất nhiều kiểu khác nhau, có trẻ thì chịu khó học nhưng không thông minh, có trẻ lại thông minh nhưng lười học, có trẻ thì lại học trước quên sau, có trẻ thì lại mải chơi, không tập trung học…Trong buổi đầu tiên đi gia sư, bạn nên kiểm tra kiến thức của trẻ và cho trẻ làm một số bài tập để đánh giá năng lực của trẻ cũng như biết được tính cách của trẻ như thế nào, có đam mê với việc học hay không, từ đó mới đưa ra phương pháp dạy học cho từng đối tượng.
Với những học sinh học nhanh hiểu thì bạn chỉ cần đưa ra bài tập và hướng làm để học sinh tự giải, còn với những bé mà học trước quên sau thì bạn nên cho bé làm đi làm lại các bài tập trên lớp trước để bé có thể theo được kiến thức trên lớp, đến khi thấy bé tiến bộ hơn thì mới thay đổi cách dạy.
Trong quá trình dạy học, bạn nên kết hợp kể một số câu chuyện liên quan đến bài học, như thế bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn và có thể nhớ lâu hơn.

5. Một số lưu ý khi đi dạy gia sư lần đầu

– Buổi đầu tiên đi dạy gia sư bạn không nên đến muộn, hãy đi đúng giờ và có thể đến sớm hơn
– Trong buổi đầu tiên bạn không được quạt mắng học sinh, hãy cư xử với bé thật nhẹ nhàng, sau khi dạy nhiều, hiểu rõ tính cách của bé như thế nào thì bạn mới xử sự theo ý của mình.
– Thông qua con mình và kết quả học tập của con mình mà phụ huynh có thể đánh giá được khả năng của gia sư và có thể tăng buổi học hay bớt buổi học nên trong quá trình dạy bạn cũng cần phải cố gắng, đưa ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho học trò của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm gia sư có thể giúp cho các bạn đi gia sư trong lần đầu gặp suôn sẻ. Chúc các bạn thành công!
Tại Trung tâm gia sư, chúng tôi chỉ cung cấp các gia sư đạt tiêu chí sau:
  • Điểm thi đại học từ 24 trở lên.
  • Đến từ các trường top đầu tại Hà Nội bao gồm: Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa, Đại học Hà Nội và các trường thuộc khối Đại học Quốc gia.
  • Điểm trung bình học kỳ gần nhất đạt Giỏi và cận Giỏi.
  • Đã qua đào tạo tại chính trungtamgiasu.vn.
  • Có các chứng chỉ và kinh nghiệm đáp ứng chính xác nhu cầu của Quý khách.